Anime là gì? các thể loại Anime mà bạn nên biết
Khám phá | by
Việt Nam có hoạt hình, Mỹ có cartoon, vậy thì Nhật có gì? Có lẽ mọi người đều dễ dàng đoán được đó là anime. Vậy anime là gì, tại sao lại gọi là anime?
1. Định nghĩa Anime là gì?
Anime là cách viết rút gọn của animeshon theo phiên âm katakana của Nhật tức animation trong tiếng anh, tuy nhiên, cho đến bây giờ thì vẫn còn nhiều sự tranh cãi về nguồn gốc xuất hiện của thuật ngữ này.
Bên cạnh xuất xứ, vẫn còn nhiều cuộc tranh cãi khác xoay quanh chủ đề anime rằng anime là phim hoạt hình, vậy phim hoạt hình có phải là anime không!?
Đa số chắc chắn sẽ đáp lại rằng “đó chẳng phải là điều hiển nhiên sao”. Đúng vậy, anime vẫn chỉ đơn giản chỉ là phim hoạt hình, đó là điều không thể chối cãi, chỉ là cách gọi thay đổi tùy theo từng quốc gia. Tuy nhiên, khi nhắc đến cụm từ anime, liệu thứ đầu tiên mà bạn liên tưởng đến có phải là những hình ảnh gắn liền với tuổi thơ như Tom and Jerry hay những chú ong vàng chăm chỉ!? Hoàn toàn không. Nhắc đến anime thì đa phần các bạn sẽ nghĩ đến những bộ phim hoạt hình với phong cách mang đậm chất xứ sở mặt trời mọc như one piece, dragon ball, naruto,… Điều này cũng có nghĩa, dù nói rằng anime cũng chính là phim hoạt hình thì ý thức các bạn cũng đã ngầm mặc định rằng anime và phim hoạt hình là hai thứ hoàn toàn khác nhau.
Có thể bạn quan tâm:
- Otaku là gì? khác với Hikikomori va Neet ở những điểm nào?
- Weeaboo (wibu) là gì? Liệu có sự khác biệt nào giữa weeaboo và otaku?
- “Loli” và “BB” là gì? định nghĩa chính xác nhất trong Anime
- Moe là gì? Các yếu tố tăng thêm độ moe cho nhân vật nữ trong Manga/Anime
2. Các thể loại Anime
Shounen
Đây là thể loại chủ yếu dành cho nam giới ở độ tuổi thiếu niên, tất nhiên là nữ giới vẫn có thể xem bình thường. Những anime thể loại shounen thường là nơi trình diễn những màn đánh đấm bắt mắt, hay nói chính xác hơn thì đây là sân khấu để thể hiện sự bá đạo ngầu lòi của nhân vật nam chính. Chúng ta thường nói vui rằng shounen chính là sự lãng mạn của một người đàn ông.
Shoujo
Đối lập với sự lãng mạn của một người đàn ông thì shoujo lại chính là sự lãng mạn của một người thiếu nữ. Đây là thể loại chủ yếu dành cho nữ giới, những cô gái ở độ tuổi biết yêu. Nội dung shoujo thường xoay quanh một cô gái trẻ cùng những tình huống lãng mạn với một anh chàng soái ca có quá khứ bí ẩn hay một chàng hoàng tử nào đó. Với những người có sở thích đọc truyện ngôn tình thì có lẽ shoujo là thể loại mà các bạn không nên bỏ qua.
Yaoi
Đây thể loại chỉ dành cho những người có sở thích khác thường. Với những tình tiết lãng mạn của một cuộc tình ngang trái giữa hai người đàn ông, đây rõ ràng không phải không phải thể loại dành cho những anh chàng có vấn đề về tim mạch hay đường hô hấp.
Yuri
Trái ngược với yaoi, yuri lại là chuyện tình giữa hai cô gái. Ở một mức độ nào đó, đây là thể loại mà bất kỳ giới tính nào cũng đều có thể xem được dù cho bạn không có máu hủ.
Harem
Mặc dù là một thể loại nhưng đây thậm chí là từ mà bạn gặp rất nhiều trong anime. Với những bộ anime lấy harem làm chủ đạo, câu chuyện sẽ chỉ xoay cuộc tình lãng mạng của một chàng trai với nhiều cô gái hoặc ngược lại. Những bộ anime thể loại harem thường có sức hút mãnh liệt với người xem, đặc biệt là ở nam giới. Bởi sức hút của nó, có nhiều bộ anime còn cố gắng lạm dụng thể loại này, kết quả là hầu hết đều bị coi như rằng đó là một cách để vớt vát người xem.
Ecchi
Phim anime thường có những cảnh hở hang gây cười để dụ khán giả (như Mahoromatic)
Romance
Đây là thể loại phù hợp với bất cứ ai yêu thích những câu chuyện tình cảm với những tình tiết lãng mạn. Tuy nhiên, chuyện tình lãng mạn giữa ai với ai thì vẫn chưa thể biết được. Để chắc chắn, bạn nên kiểm tra những thể loại đi kèm trước khi xem anime.
Comedy
Comedy là thể loại thường được gắn trong những những bộ anime hài hước, mang tính giải trí cao. Mỗi khi căng thẳng và mệt mỏi vì quá sức, đây chính là thể loại tuyệt vời dành cho bạn.
Horror
Nếu bạn là người yêu thích những câu chuyện kinh dị, đây chính xác là thể loại mà bạn đang cần tìm. Mặc dù vẫn có những cảnh máu me, tuy nhiên, horror thường chỉ tập trung vào những yếu tố ma quái ghê rợn.
Xem thêm: Top 25 bộ Anime kinh dị hay nhất mọi thời đại
Sport
Đây là một thể loại khá kén chọn người xem, bởi những câu chuyện thuộc thể loại này thường chỉ xoay quanh các bộ môn thể thao mà hầu như không có thêm bất kỳ yếu tố nào khác. Dù cho bạn là một người yêu thể thao thì vẫn chưa thể chắc chắn được những bộ anime được gắn thể loại này có nội dung về bộ môn thể thao mà bạn yêu thích.
Mecha
Những bộ anime thể loại này thường gắn liền với hình ảnh những con robot hình người khổng lồ luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ hòa bình của vũ trụ. Tuy nhiên, những con robot khổng lồ trong thể loại mecha gần đây bắt đầu có xu hướng thu gọn lại với hình ảnh của một bộ giáp toàn thân được trang bị tận răng với đầy đủ tính năng có thể sánh ngang với cả một tòa pháo đài. Thể loại này thường được nhiều người ưa thích, đặc biệt là trẻ em bởi hình ảnh những con robot lúc biến hình vô cùng bắt mắt và hấp dẫn.
Scifi
Scifi là viết tắt của science fiction, tức khoa học viễn tưởng. Những bộ anime thuộc thể loại này thường lấy bối cảnh của một tương lai xa xôi, một tương lai trong trí tưởng tượng của con người, chúng thường đi kèm với yếu tố kinh dị hoặc phiêu lưu.
Fantasy
Đây là một thể loại luôn gắn liền với thế giới của những điều kỳ diệu, một thế giới có sự tồn tại của kiếm và ma thuật. Trên hết, fantasy luôn khơi dậy trí tò mò của mọi người với những hòm kho báu ẩn, những di tích cổ xưa, hay những vùng đất kỳ lạ chưa ai khám phá.
Space Travel
Thể loại anime có liên quan đến vũ trụ (như Dragon Ball GT, Planetes, Sidonia no Kishi, Uchū Kyōdai)
Super Hero
Những bộ về siêu anh hùng (như One-Punch Man)
Super Power
Thể loại anime nhằm hướng đến những bộ anime có những nhân vật có sức mạnh đặc biệt (như Toaru Majutsu no Index, Angel Beats!, Metropolis, Akira)
Supernatural
Thể loại anime thể hiện những sức mạnh đáng kinh ngạc và không thể giải thích được, chúng thường đi kèm với những sự kiện trái ngược hoặc thách thức với những định luật vật lý (như Toaru Majutsu no Index, Fate/Zero)
Swordplay
Những bộ anime có các cảnh hành động trong đó nhân vật sử dụng kiếm hay những thứ vũ khí tương tự như vậy một cách thao luyện (như Gintama, Sword Art Online, Rurouni Kenshin, Bleach, Vagabond, Swords of Stranger)
Time Travel
Những bộ anime về du hành thời gian. Vì một lý do nào đó, nhân vật có thể nhảy về quá khứ hoặc tương lai (như InuYasha, Cô gái đi xuyên thời gian, Mahō Shōjo Madoka Magica, Boku Dake Ga Inai Machi)
Xem thêm: 10 bộ Anime xuyên không hay nhất nên xem
Time Loop
Những bộ anime về vòng lặp thời gian. (Steins;Gate, Yojōhan Shinwa Taikei, Mahō Shōjo Madoka Magica, All You Need Is Kill, Re:Zero kara Hajimeru Isekai Seikatsu)
Tragedy (bi kịch)
Thể loại anime chứa đựng những sự kiện mà dẫn đến kết cục là những mất mát hay sự rủi ro to lớn (như Angel Beats!, Akame ga kill, Lời nói dối tháng Tư, Fate/Zero, Metropolis)
Underworld
Thế giới ngầm – thể loại liên quan đến những tổ chức tội phạm. Thế giới trong bóng tối này ít người biết đến nơi xảy ra những chuyện phạm pháp như giết người, buôn lậu, bán thuốc phiện, những cuộc ẩu đả thanh toán lẫn nhau… xảy ra như cơm bữa. Những tổ chức trong thế giới này thường là Mafia hoặc Yakuza (xã hội đen) (như Durarara!!, One Piece, Baccano!, Black Lagoon)
Vampire
Những bộ anime về Ma cà rồng – những sinh vật giống con người nhưng có răng nanh dài để hút máu con người. Trong những bộ anime, chúng sống trong bóng đêm, sợ hãi trước ánh nắng ban ngày và có nhược điểm sợ hành, thánh giá… Ngoài ra, họ còn có tuổi thọ cao hơn con người rất nhiều và trong nhiều tác phẩm còn có siêu năng lực (như Blood Lad, Hellsing, Vampire Hunter D, Strike the Blood)
Violence
Thể loại anime dính dáng tới bạo lực (như Dragon Ball Kai, Black Lagoon)
Visual novel
Những bộ anime được chuyển thể từ những game nhập vai dùng text để điều khiển nhân vật với những hình minh họa tĩnh (như Date A Live, Little Busters!)
Bounty Hunters
Những bộ anime nói về thợ săn tiền thưởng. (như Cowboy Bebop, Hunter x Hunter)
Clubs
Những bộ anime xoay quanh các hoạt động trong câu lạc bộ (CLB) ở trường học. Thường một CLB phải có 3 thành viên trở lên. (như Suzumiya Haruhi)
Coming of Age
Những bộ anime miêu tả quá trình trưởng thành của nhân vật chính. Họ phải đối đầu với thử thách, quyết định quan trọng, chịu trách nhiệm hay rút ra được một bài học bằng cách vượt qua trở ngại để trưởng thành hơn. (như Naruto, Dragon Ball)
Demetia
Những phim thuộc thể loại này thường “điên điên”
Detective
Thể loại anime thám tử (như Thám tử lừng danh Conan, Death Note, Liar Game, Monster, Thám tử Kindaichi, Pluto)
Drama
Thể loại anime kịch tính, có thể tạo cảm giác vui vẻ hay đau buồn, thậm chí phẫn uất (như Metropolis, Colorful)
Dystopia
trong tiếng Hy Lạp cổ là: δυσ- “xấu xa, bệnh hoạn” và τόπος, “nơi chốn, địa quan”, còn gọi là cacotopia hay “phản không tưởng”. Trong văn học, xã hội tương lai suy thoái rơi vào tình trạng bạo lực, chính phủ nắm quyền tất cả và thường dưới chủ nghĩa không tưởng. Dystopia trong văn học lên tiếng cảnh báo về tình trạng vô chính phủ về mặt đạo đức trong một kỷ nguyên khoa học nếu con người cứ sống theo lề lối hiện tại sẽ dẫn tới hậu quả tất yếu. Do đó, dystopia được coi là một loại không tưởng tiêu cực và thường được mô tả như chính phủ chuyên quyền độc đooán. Dystopia thường đặc trưng bởi hệ thống kiểm soát xã hội, ít hoặc hoàn toàn không có quyền tự do cá nhân, ngôn luận và đất nước liên tục trong tình trạng xung đột hay bạo lực (như Psycho-Pass)
Family
Thể loại anime về gia đình. (như Lá thư gửi đến Momo, Ame và Yuki)
Food
Thể loại về ẩm thực (như Shokugeki no Souma)
Game
Những bộ anime được chuyển thể từ game (như Utawarerumono).
Gender bender
Những bộ anime trong đó giới tính của nhân vật bị lẫn lộn: nam hoá thành nữ, nữ hóa thành nam… (như Hourou Musuko)
Girls-with guns
Những bộ anime có mấy cô nàng bắn súng (như Noir, Gunslinger Girl, Chrono Crusade, Black Rock Shooter)
Gunfights
Thể loại anime có 2 phe hoặc nhiều hơn đấu súng với nhau. (như Black Lagoon)
School
Thể loại anime trường học (như Nữ sinh Trung học – Azumanga Daioh, Yahari Ore no Seishun Love Come wa Machigatteiru, Danshi Koukousei no Nichijou, Colorful)
High school
Tương tự School nhưng xoay quanh những nhân vật đang học cấp 3 (như Yahari Ore no Seishun Love Come wa Machigatteiru, Aku no Hana, Colorful, Sakurasou pet na kanojo)
Xem thêm: Top 10+ bộ Anime học đường hay nhất mọi thời đại
Hikikomori (Nhật: 引きこもり?)
Thể loại về hiện tượng những người tự giam mình trong căn phòng đơn lẻ và từ chối tham gia vào đời sống xã hội và gia đình trong thời gian dài hơn sáu tháng, chỉ liên hệ duy nhất với người thân trong gia đình. (như Chào mừng đến với N.H.K!)
Historical
Thể loại anime có liên quan đến thời xa xưa. (như Kingdom, Vinland Saga, Arslan Senki, Berserk)
Juujin (Nhật: 獣人 (Thú nhân)
Thể loại những nhân vật tuy là người nhưng mang đặc điểm của loài vật như có tai hoặc đuôi thú. Điển hình như là Horo trong Sói và gia vị với đôi tai và đuôi sói.
Live action
Những bộ anime đã được chuyển thể thành phim người thật đóng {như Yamada kun to 7 nin no Majo (Live-action)}
Live show
Những bộ anime về chương trình biểu diễn trực tiếp.
Love Polygon
Trên lý thuyết thì là mối quan hệ tình cảm giữa nhiều người (ví dụ A thích B, B thích C và C thích ngược lại A – có thể nhiều hơn 3 người) và không bắt buộc phải khác giới (có thể là đồng giới). Nhưng trong anime thì thường là hai nhân vật nữ thích một chàng – hay con gọi là tình tay ba (Như School Days)
Mafia
Thể loại anime có mafia (như Gungrave, Baccano!, Black Lagoon)
Magic
Thể loại anime giả tưởng có tồn tại những sức mạnh siêu nhiên như thần chú, gây phép, vòng tròn ma thuật…(như Dragon Ball, Fairy Tail, Fate/Zero, Mahouka Koukou no Rettousei)
Xem thêm: 20 bộ Anime phép thuật hay nhất không thể bỏ qua
Manga
Những bộ anime được chuyển thể từ Manga (như Berserk, Sidonia no Kishi, Nana, Metropolis)
Martial Arts
Giống với tên gọi, bất cứ gì liên quan đến võ thuật trong truyện từ các trận đánh nhau, tự vệ đến các môn võ thuật như akido, karate, judo hay taekwondo, kendo, các cách né tránh.
Military
Thể loại anime có xoay quanh chủ yếu về quân đội (như Sidonia no Kishi)
Music
Những bộ anime kể về cuộc sống hằng ngày của những nhân vật có liên quan tới âm nhạc. Thường là theo một thể loại nhạc nhất định, xoay quanh quá trình luyện tập, khao khát hoàn thiện bản thân của nhân vật và theo đuổi một mục tiêu nào đó. Thể loại này khác với thể loại Sports. (như K-ON!, Beck, Khúc nhạc Nodame, Piano no Mori, Giai điệu trên triền dốc, Hibike! Euphonium, Nana, Kowarekake no Orgel, Love Live!, Lời nói dối tháng Tư)
Movie
Phim điện ảnh anime không phải dạng OVA hay TV-SERIES
Xem thêm: Top 10 bộ Anime Movie hay nhất mọi thời đại
Mystery
Thể loại thường xuất hiện những điều bí ẩn không thể lý giải được và sau đó là những nỗ lực của nhân vật chính nhằm tìm ra câu trả lời thỏa đáng (như Hắc Quản Gia, Another)
Ninja (Nhật: 忍者 (Nhẫn giả))
Phim anime về một loại điệp viên hoặc sát thủ tồn tại ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ 14. Họ thường mặc những bộ trang phục màu đen và ẩn nấp trong bóng tối để thực thi nhiệm vụ. Khả năng của ninja cũng vượt trội con người bình thường (như Ranma ½)
Novel
Phim anime được chuyển thể từ tiểu thuyết (như Fate/Zero, Kem đá, Sword Art Online, Colorful)
Otaku (Nhật: おたく/ オタク?):
Những bộ anime chỉ một kiểu người, kì quái (tiếng Anh: geek), làm bạn những người giống như họ hoặc dùng để chỉ một ai đó quá say mê (mọt) một cái gì, đặc biệt là anime (hoạt hình), manga (truyện tranh), hay game (trò chơi điện tử). Chữ này theo thế giới lại được hiểu chung là những người đọc truyện tranh và xem phim hoạt hình. Ở nước ngoài, “otaku” thường được dùng để chỉ những người hâm mộ anime hay manga và gọi một ai đó là “otaku” cũng “không có gì” là xấu hay lăng mạ, chỉ là bất bình thường (như Ore no Imōto ga Konna ni Kawaii Wake ga Nai, No Game No Life, Chào mừng đến với N.H.K!)
OVA
Ngoại truyện
Parallel universe
Vũ trụ song song (hay còn gọi là thế giới song song) là một thế giới khác riêng biệt tồn tại song song với chúng ta. Thế giới khác đó đôi khi là biến thể của chính thế giới chúng ta, chẳng hạn như thế giới trong gương. Nói tóm lại, thể loại này có nhiều hơn 1 thế giới/ vũ trụ/ hiện thực tồn tại trong anime (như Bleach, Gintama, Higurashi no Naku Koro ni, Re:Zero kara Hajimeru Isekai Seikatsu)
Parody
Phim anime hài hước, nhái hay chọc những anime/manga khác (như Excel Saga, Gintama)
Proxy battles
Phim anime về những trận chiến mà con người dùng những sinh vật hoặc rô bốt chiến đấu thay thế cho họ, mặc cho họ cho ra lệnh hay chỉ đơn thuần là chuyển chúng sang chế độ chiến đấu. Thường là những vật có thể huấn luyện được (Pokemon), hoặc chỉ là ảnh không gian 3 chiều (như Pokémon, Yu Gi Oh!)
Psychological
Thể loại liên quan đến những vấn đề về tâm lý của nhân vật (tâm thần bất ổn, điên cuồng…) (như Nhật ký tương lai, Higurashi no Naku Koro ni)
Samurai
Phim anime có samurai (như Rurouni Kenshin, Samurai Champloo, Samurai 7)
Slice of life (SOL)
Phim anime trong đó tập trung miêu tả một khía cạnh của cuộc sống đời thường với những nhân vật rất đời thường. Bây giờ tại sao người ta lại muốn xem một bộ phim hoạt hình về những người bình thường làm những việc hoàn toàn bình thường như thế? Khá rõ ràng là bởi cuộc sống của “họ” thường tốt hơn so với của riêng bạn… Nếu bạn đã luôn luôn có các vấn đề phải giải quyết, những phiền hà và rắc rối trong cuộc sống mà bạn phải “căng não” ra để điều chỉnh, Slice of Life sẽ chỉ cho bạn thấy rất rất nhiều cách khác nhau để làm điều đó. Chúng cũng sẽ cho bạn một cái nhìn tươi mới và lạc quan hơn, nâng cao tinh thần cho bạn ở cuộc sống nói chung và thúc đẩy bạn đi ra thế giới bên ngoài và có thể sống với nó một cách đầy đủ hơn… (như Hanasaku Iroha, Non Non Biyori, Gin no Saji, Kokuriko-zaka Kara)
3. Sự khác nhau giữa Anime và Cartoon
Anime | Cartoon | |
Lồng tiếng/Thuyết minh | Phim hoạt hình của Nhật, thường sẽ được lồng tiếng lại để phát sóng ở các nước khác, hoặc dùng phụ đề và đưa lên mạng nếu người xem thích nghe giọng nhân vật bằng tiếng Nhật. | Phim hoạt hình của Mỹ, thường được phát sóng rộng rãi toàn cầu. Thường được phụ đề hoặc thuyết minh. |
Thể loại | Có nhiều thể loại dành cho nhiều nhóm tuổi khác nhau, tùy thuộc vào nhóm đối tượng mà nhà sản xuất hướng tới. Lượng fan hâm mộ cực kỳ đông khắp toàn cầu. | Phù hợp với mọi lứa tuổi (trừ những bộ hạn chế về số tuổi nhưng có rất ít). Lượng người hâm mộ rất đông. |
Cốt truyện | Thường có cốt truyện rõ ràng nên không dài lắm. Mỗi tập anime (episode) trung bình dài 25 phút, kể cả đoạn giới thiệu đầu và cuối phim. Đoạn giữa thường có một khúc ngắt khoảng vài giây gọi là Eyecatch. Cốt truyện anime thường diễn ra và kết thúc trong khoảng từ 12 đến 26 tập. Tuy nhiên một số anime được kéo rất dài (như Naruto chẳng hạn). | Thường không có cốt truyện rõ ràng dành cho cả một bộ phim mà cốt truyện được lồng ghép trong mỗi tập phim khác nhau hoặc chỉ mang tính chất giải trí. |
Tính chất | Thường miêu tả cuộc sống đời thực (ngoại trừ các anime có đề tài phép thuật hay thần tiên). | Thường mang tính giải trí và khoa học viễn tưởng nên hư cấu nhiều, sự chân thực rất thấp, hay xa rời với thực tế. (VD: Tom and Jerry) |
Chi phí sản xuất | Thường có chi phí sản xuất cao hơn nhiều so với cartoon. Do hình ảnh các nhân vật, phong cảnh trong anime được vẽ chi tiết hơn và đẹp hơn nhiều. Đồ họa, hoạt cảnh, nhân vật trong anime được đánh giá là được làm, vẽ chân thực hơn và có tính nghệ thuật hơn cartoon (do anime có phong cách vẽ nghệ thuật riêng). Cử động của môi các nhân vật anime thường không chi tiết như trong phim hoạt hình Mỹ. Tuy nhiên đặc biệt cũng có những anime có giá thành sản xuất cực đắt như Gunslinger Girl. | Chi phí sản xuất thường thấp do có hình vẽ đơn giản (VD Steven Universe, Power Puff Girls…..), khẩu hình từng nhân vật được tinh chỉnh sao cho khớp như khẩu hình của người thật, kể cả khi nhân vật hát. |
Qua những thông tin trong bài viết có thể mang đến định nghĩa Anime là gì chính xác nhất và giúp bạn tìm hiểu thêm về các thể loại Anime phổ biến hiện nay.
Từ khóa:
- anime là gì đối với bạn
- special anime là gì
- drama anime là gì
- anime wiki
- anime thể loại shounen là gì
https://chuuniotaku.com/wp-content/uploads/2019/06/anime-la-gi.jpg