Sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1 là gì và cách triển khai hoàn hảo nhất
Khám phá | by
Hệ thống sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1 được cho là chỉ mới ra đời vào những năm đầu của thế kỷ 21. Xét về độ hiệu quả, nó tỏ ra khá vượt trội so với những dạng đội hình cũ kỹ như 4-4-2 hay 4-3-3. Không phải dài dòng thêm nữa, hãy tìm hiểu nhiều hơn về 4-2-3-1 qua bài viết sau nhé.
1. Tổng quan về sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1
Ký hiệu các vị trí trong sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1
Sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1 là một đội hình bóng đá sân 11 được vận hành với 4 tuyến. Ở hàng thủ, chúng ta có sự phục vụ của một bộ tứ hậu vệ bao gồm 2 trung vệ và cả 2 hậu vệ cánh.
Tuyến tiếp theo là 2 tiền vệ trung tâm thi đấu phía trên và lùi sâu hơn đóng vai trò như trục đôi. Phía trước là tuyến một hàng tiền vệ tấn công có 3 người. Cuối cùng cầu thủ thi đấu cao nhất là 1 trung phong cắm. Dạng sơ đồ này được sử dụng tương đối nhiều, khi xem các trận đấu tại socolive bạn có thể chứng kiến các HLV áp dụng lấy nó.
Như đã đề cập, 4-2-3-1 bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 1990, nó chủ yếu được các chiến lược gia áp dụng nhằm ngăn chặn lối chơi tiếp cận khoảng trống giữa các tuyến. Claude Makelele được cho là người có nhiều công lớn trong việc định hình cách xếp này, ngay cả khi ông từng là một cầu thủ.
4-2-3-1 thật sự chỉ trở nên phổ biến hơn khi pressing trở thành một phần quan trọng trong lối chơi bóng hiện đại. Trục kép bao phủ khoảng trống phía trước bộ tứ hậu vệ nhưng cũng hỗ trợ sức ép phía sau bộ 3 tiền vệ trung tâm và cầu thủ tấn công.
Theo thông tin tìm hiểu được, trợ lý huấn luyện viên của Manchester City - Juanma Lillo là người đã thay đổi từ 4-4-2 thành 4-2-3-1 linh hoạt hơn. Nói cách khác 4-2-3-1 là hậu bối của những sơ đồ khác nhưng hoạt động một cách khó đoán hơn.
Một trong những đội thành công với 4-2-3-1 nhất là tuyển Đức trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2014. Dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Joachim Löw, cỗ xe tăng đã sử dụng nó để tạo ra một phong cách tấn công sắc sảo và khả năng kiểm soát xuất sắc. Nhờ đó mà họ giành chức vô địch World Cup năm 2014 với thế hệ cầu thủ xuất sắc như Özil, Müller, Toni Kroos
2. Cách thức triển khai sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1
Sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1 triển khai rất dễ
789bet thấy sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1 được triển khai tương đối đơn giản, nhưng không phải HLV nào cũng làm được. Điều tiên quyết trong quá trình này đó chính là việc lựa chọn cầu thủ phù hợp, sau đó mới đi sâu vào phần chiến thuật.
Đầu tiên cần lưu tâm đến vị trí hậu vệ, 2 bên cánh bắt buộc phải có khả năng phân phối bóng tốt và dâng cao khi cần thiết. Trong khi đó, 2 trung vệ thường sẽ chơi như một bức tường song song và chỉ di chuyển chủ yếu bên phần sân nhà. Tuyến thủ chính là điểm cốt yếu trong đội hình 4-2-3-1, họ như chân chống nâng đỡ cả một hệ thống.
Tiếp theo là hàng tiền vệ số 1, 2 tiền vệ này phải có nhiệm vụ chuyển phát cũng như kiến tạo bóng đi khắp các tuyến. Nếu cần, họ sẽ lùi về phòng ngự để tạo thành sơ đồ ảo 6-3-1, còn không họ sẽ phải tham gia tấn công và biến đội hình trở thành dạng sơ đồ 4-5-1. Tuyến này cũng cần phải chơi chắc chắn và tập trung hết mức có thể.
Tiếp theo là hàng 3 tiền vệ, vị trí tiền vệ trung tâm có thể chơi chỉ ở khu vực giữa sân và chịu trách nhiệm tạo bóng cho trung phong. Trong khi đó 2 tiền vệ cánh có thể di chuyển lên cả 3 tuyến còn lại để tạo ra thế trận dồn ép bất ngờ.
Theo như chia sẻ từ những HLV áp dụng 4-2-3-1 giỏi, những người chơi ở vị trí này phải có tốc độ và thể lực tốt, trong một số trận gặp đối thủ mạnh, họ sẽ phải di chuyển khá nhiều.
Cuối cùng là cầu thủ trung phong, tức tuyến tiền đạo. Đây cũng là vị trí quan trọng bởi nhiệm vụ của họ là ghi bàn. Trong một số tình huống, người chơi ở vị trí này sẽ được yêu cầu lui về và chơi như 1 tiền vệ công. Tuy nhiên thường thì các HLV sẽ xếp cầu thủ này chơi tự do, nhưng phải ở những vị trí có thể đón bóng từ các tuyến sau.
3. Hiệu quả và hạn chế của sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1
Sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1 chuyền thành 4-1-2-1-2
Như đã nói rất nhiều, 4-2-3-1 là đội hình thiên về kiểm soát bóng cũng như giành giật khu vực tuyến giữa. Chính vì vậy, khi đối đầu với 4-4-2 hay 4-1-4-1 thì 4-2-3-1 sẽ phát huy nhiều tác dụng.
Theo một thống kê không chính thức, nếu một đội áp dụng đội hình trên có tỷ lệ kiểm soát bóng cao hơn đối thủ ít nhất 20%. Tuy nhiên, những cầu thủ tiền vệ phải có kỹ thuật và khả năng điều tiết trận đấu cân bằng.
Điểm mạnh của 4-2-3-1 còn là sự thiên biến vạn hóa. Nếu một HLV có tầm nhìn tốt, sơ đồ này có thể chuyển linh hoạt qua các trạng thái mà vẫn giữ được 4 tuyến cố định. Nhìn vào tình hình trên sân, đối thủ còn không biết đội dùng 4-2-3-1 đang có ý định tấn công hay phòng ngự và đó là điểm khá đặc biệt.
Nói rõ hơn thì 4-2-3-1 bình thường chơi với 4 tuyến có thể chơi thành 3 tuyến bất kỳ khi nào cần. Chẳng hạn 4-2-3-1 thành 4-5-1 và bỏ tuyến tiền vệ đầu hay 4-2-3-1 thành 4-2-4 khi bỏ tuyến tiền đạo. Tuy nhiên, đó là do tình thế và vẫn nên trọng dụng sơ đồ này trong suốt thời gian cả trận hơn.
Tuy vậy, nếu đội đối thủ tạo sự áp lực lên hàng tiền vệ phòng ngự khi dùng 3-6-1 hay 4-5-1 thì 4-2-3-1 có thể dễ dàng bị áp đảo và mất kiểm soát. Ngoài ra, khi các cầu thủ chạy cánh tấn công quá mải mê dâng cao, đội có thể bị đối thủ tận dụng khoảng trống để phản công nhanh.
Một hạn chế nữa khi áp dụng 4-2-3-1 đó chính là vấn đề thể lực, trong sơ đồ này các cầu thủ không cần di chuyển quá rộng nhưng phải liên tục chạy chỗ. Chính vì vậy một số nhân tố nếu không làm tốt công tác thể lực sẽ khiến 1 số vùng trên sân dễ bị khai thác.
4. Các thế trận nên áp dụng sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1
Hiện nay 4-2-3-1 vẫn còn được tin dùng
Chiến thuật 4-2-3-1 thật sự là một lựa chọn đa năng, có thể sử dụng phù hợp với nhiều loại thế trận khác nhau. Tuy nhiên nó chủ yếu thường được sử dụng để kiểm soát bóng hoặc duy trì sự cân bằng giữa tấn công cũng như phòng ngự.
Nhiều chuyên gia cho rằng 4-2-3-1 phù hợp nhất với thế trận tấn công kiểm soát. Lý do là vì sơ đồ này cho thấy sự cân bằng giữa các tuyến, đặc biệt là độ áp đảo ở khu vực trung tuyến. Điều này cho phép đội có thể kiểm soát bóng tốt. Và chỉ có kiểm soát thời lượng bóng tốt thì mới tạo ra nhiều cơ hội ăn bàn.
Ngoài ra 4-2-3-1 cũng được sử dụng trong những thế trận cần phản công. Khi đối thủ tấn công quá dồn dập, 4-2-3-1 có thể chuyển sang thế trận tấn công nhanh bằng sự linh hoạt của 4 cầu thủ chạy cánh. Tận dụng sai lầm của đối phương luôn là điểm mạnh của sơ đồ này nhưng áp dụng sao cho tốt vẫn là một vấn đề.
Xem truc tiep bong da socolive các bạn có thể thấy 4-2-3-1 cũng hoàn toàn thích hợp cho hế trận cản trở và phòng ngự sâu. Việc sử dụng 4 hậu vệ là đủ để ngăn chặn các đường bóng của đối phương, tuy nhiên nếu đối thủ chơi quá áp đảo, 4-2-3-1 có thể chuyển thành sơ đồ 5-4-1 hoặc 5-3-2.
Dù vậy, 4-2-3-1 vẫn được áp dụng nhiều nhất trong các thế trận có sự cân bằng. Vị trí 3 tuyến dưới đóng vai trò phòng ngự tương đối hiệu quả. Đừng ai lầm tưởng 4-2-3-1 có sức tấn công không mạnh bởi 2 tiền vệ tuyết thú 3 có thể dâng cao để tạo thành mũi nhọn 3 tiền đạo, trong khi đó 1 tiền vệ tuyến giữa cũng đã đủ bọc lót bóng.
Hy vọng, sau những chia sẻ phía trên các bạn đã có được những cái nhìn tổng quan nhất về sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1. Mọi dạng sắp xếp đội hình đều có những điểm yếu điểm mạnh riêng và 4-2-3-1 vốn cũng không phải là ngoại lệ.