Link 1 anstad.com, Link 2 sosmap.net, Link 3 cultureandyouth.org, Link 4 xoilac1.site, Link 5 phongkhamago.com, Link 6 myphamtocso1.com, Link 7 greenparkhadong.com, Link 8 xmx21.com, Link design 686.design, Link blog 6686.blog, Link express 6686.express,
Kênh kết nối

Sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2: Sơ đồ đội hình hấp dẫn nhất mọi thời đại

Khám phá | by Hoàng Ngọc Hùng

Sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2 đang trở nên ngày càng phổ biến trong nền bóng đá hiện đại và nó được rất nhiều các đội tuyển quốc gia cũng như nhiều CLB lớn ở châu Âu ưu ái sử dụng. Điểm mạnh của sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2 là rất nhiều song bên cạnh đó cũng còn tồn tại 1 số những hạn chế nhất định. Bài viết dưới đây sẽ tóm tắt lại tất cả những thông tin liên quan tới sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2 để gửi tới bạn đọc. Hãy cùng chúng tôi khám phá về sơ đồ đội hình này nhé!

Tổng quan về sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2 trong thi đấu chuyên nghiệp

so do chien thuat 4 1 3 2 02 png

Sơ đồ 4-1-3-2 ngày càng được nhiều đội bóng tin tưởng sử dụng

Sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2 là cách sắp xếp sơ đồ đội hình bao gồm 4 hậu vệ đá thấp nhất, 1 tiền vệ phòng ngự, 3 tiền vệ tấn công và 2 tiền đạo đá cao nhất. Chắc hẳn khi xem các trận đấu đỉnh cao tại kênh , thi thoảng bạn đọc sẽ bắt gặp các đội bóng sử dụng sơ đồ chiến thuật này.

Tuyến đấu tiên trong sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2 là 2 hậu vệ biên. Đây là vị trí hoạt động của những cầu thủ nhanh nhạy, có khả năng chạy bền để phục vụ hỗ trợ cho cả việc tấn công lẫn phòng thủ. Trong khi đó, 2 trung vệ sẽ nắm giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tối đa phạm vi hoạt động của đối thủ trong khu vực vòng cấm. Bên trên là 1 tiền vệ phòng ngự đảm nhận nhiệm vụ phòng ngự và hỗ trợ xây dựng tấn công lúc cần thiết. Có thể nói các cầu thủ này sẽ giữ vai trò luân chuyển bóng giữa 2 tuyến tấn công và phòng thủ.

3 tiền vệ trung tâm tấn công sẽ chịu trách nhiệm chia bài, tạo ra những cơ hội tấn công và hỗ trợ cho các đồng đội. Trong số 3 tiền vệ, 1 người có thể giữ vị trí tiến sâu hơn ở các tình huống tấn công, 2 người còn lại có thể chơi thấp xuống nếu thích. Trên cùng, 2 tiền đạo sẽ là những cầu thủ chủ lực đảm nhận nhiệm vụ ghi bàn. 1 số đội bóng có thể sử dụng 1 tiền đạo chính và 1 tiền đạo hỗ trợ, tuy nhiên, cả 2 vẫn có thể đều là hướng tấn công chính.

Sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2 sẽ tạo ra sự cân bằng giữa việc phòng thủ và tấn công. Bên cạnh đó, nó còn có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tạo ra các cơ hội từ tuyến giữa. Dựa vào việc sắp xếp 2 tuyến tuyền vệ sẽ giúp cho đội bóng tạo nên 1 bức tường bảo vệ tốt từ xa làm giảm sự khó khăn cho hàng thủ đội nhà. Thực ra, sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2 đòi hỏi rất nhiều sự hiệu quả từ vị trí tiền vệ phòng ngự để giữ cho hàng thủ đội bóng không gặp nhiều xáo trộn. Việc các cầu thủ kết hợp ăn ý với nhau giữa các tuyến sẽ khiến cho toàn đội tránh tạo ra những khoảng trống không mong muốn.

Cách để triển khai thành công sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2

so do chien thuat 4 1 3 2 01 png

Sơ đồ 4-1-3-2 đòi hỏi khả năng vận hành trơn tru từ tất cả các tuyến

Sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2 hay được tin dùng bởi các đội bóng muốn làm chủ 1/3 khu vực cuối sân, đây được coi là đội hình có tính tấn công cao nếu biết cách tận dụng triệt để sơ đồ này. Theo các chuyên gia tại , sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2 còn được gọi là biến thể từ sơ đồ 4-4-2 với việc bố trí hàng tiền vệ có thay đổi đôi chút. Như đã nói bên trên, sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2 chỉ sử dụng 1 tiền vệ phòng ngự để che chắn cho tuyến phòng thủ.

Vai trò của tiền vệ phòng ngự trung tâm này mang lại là cực quan trọng bởi các hậu vệ biên khi hoạt động theo sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2 sẽ được khuyến khích dâng cao. Phía trước trục phòng ngự ở giữa trong sơ đồ này gồm 5 cầu thủ mang thiên hướng tấn công, những cầu thủ này chỉ tập trung đưa bóng vào khu vực vòng cấm đối thủ.

3 tiền vệ trung tâm tấn công sẽ hoạt động tương đối hẹp, họ sẽ liên kết với nhau và hỗ trợ 2 tiền đạo bên trên. Ở trung tâm của bộ 3 tiền vệ này, thường sẽ có 1 cầu thủ kiến thiết lối chơi chính, các tiền vệ tấn công 2 bên sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ cầu thủ này. Cuối cùng, 2 tiền đạo đá cao nhất đảm nhận nhiệm vụ dồn ép các hậu vệ đối phương và giành bóng từ trên cao. Thi đấu với 2 tiền đạo sẽ giúp giảm khả năng bị cô lập, đặc biệt họ còn có sự giúp đỡ bởi 3 tiền vệ trung tâm tấn công hoạt động ngay tuyến dưới. Việc này sẽ tạo ra liên tục các đợt tấn công gây khó khăn cho đối thủ.

Ưu nhược điểm của sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2 trong thi đấu

so do chien thuat 4 1 3 2 03 png

Sơ đồ 4-1-3-2 vẫn còn tồn tại 1 số những hạn chế nhất định

Sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2 đảm bảo khả năng ghi bàn đồng thời cũng thu hẹp hàng tiền vệ để giảm nguy cơ bị tấn công khu vực trung lộ. Nếu bị mất bóng, 3 tiền vệ tấn công có thể lùi về tạo nên bức tường nhiều lớp, trong khi đó 2 tiền đạo vẫn có thể hoạt động tự do để gây áp lực nên các hậu vệ đối phương. Sự hỗ trợ tuyệt đối từ tiền vệ phòng ngự duy nhất sẽ khiến 5 cầu thủ bên trên thoải mái chia bài. Tóm lại, điểm mạnh của chiến thuật 4-1-3-2 là ở khả năng tấn công đa dạng nhưng sơ đồ này vẫn còn 1 chút lỗ hổng cần khắc phục.

Thứ nhất, sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2 sẽ khiến cho đội hình khó thực hiện các pha di chuyển cánh, đặc biệt trong trường hợp tiền vệ trung tâm bị pressing hay các hậu vệ biên dâng lên quá cao không lui về kịp thì hàng thủ sẽ gặp nguy hiểm. Điểm yếu của lối chơi này là dễ bị đối phương phản công nhanh. Nếu gặp phải tình huống hãm thành của đối phương, đây sẽ là mối nguy hại lớn cho hàng thủ đội nhà.

Sơ với sơ đồ 4-4-2, sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2 sẽ làm giảm nguy cơ kiểm soát trận đấu của hàng tiền vệ đối phương bởi số lượng cầu thủ thi đấu trung tâm ở giữa sân là nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu không vận hành trơn tru sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2 thì sẽ khiến đội nhà vỡ trận. Để khắc chế sơ đồ này, các HLV có thể sử dụng sơ đồ với hệ thống tương tự nhưng ít tuyến hơn chẳng hạn như 4-3-3 hay 3-5-2,…

Như vậy, bài viết trên đây của đã khái quát lại chi tiết các thông tin tổng quan về sơ đồ chiến thuật 4-1-3-2 để gửi gắm tới bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên sẽ trở nên hữu ích với những ai quan tâm về bộ môn thể thao vua trong giai đoạn hiện đại như bây giờ.

Bài liên quan