Kênh kết nối

Luật đá phạt góc mới nhất, chính xác nhất của FIFA

Khám phá | by Hoàng Ngọc Hùng

Đá phạt góc là một tình huống căn bản thường xuyên xảy ra trong một trận đấu. Tuy nhiên, việc thực hiện nó cần phải đúng quy định và tuân thủ những quy tắc chung. Không để bạn phải chờ lâu nữa, chúng ta hãy tìm hiểu ngay về luật đá phạt góc qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu chung về quả đá phạt góc

luat da phat goc 03 jpg

Messi đang thực hiện một quả đá phạt góc thông thường

Trước khi muốn biết luật đá phạt góc thì hãy tìm hiểu sơ qua xem quả đá phạt góc là gì? Nếu là người hay xem các trận cầu tại thì việc được chứng kiến những tình huống phạt góc thực sự cũng không có gì lạ.

Đá phạt góc là tiếng Anh corner kick là phương pháp bắt đầu lại trận đấu. Nó xảy ra khi bóng đi hết đường biên ngang và bóng phải được chạm lần cuối bởi một thành viên của đội phòng ngự đối phương, bao gồm kể cả thủ môn.

Quả đá phạt góc có thể được thực hiện từ 1 trong 4 góc sân gần nơi bóng vượt qua đường biên ngang gần nhất. Phạt góc được tính là một tình huống đá phạt dạng trực tiếp, điều này đồng nghĩa là cầu thủ thực hiện nó có thể đưa bóng thẳng vào lưới mà không cần chuyền cho ai khác.

Ở Châu Âu, một quả phạt góc khi thành bàn mà không bị cầu thủ khác chạm vào được gọi là Olympico hay Olympic. Đá phạt góc có lịch sử rất lâu đời và phát triển từ những ngày đầu của môn thể thao vua. Vào thế kỷ 19, khi các quy tắc chính thức bắt đầu hình thành, đá phạt góc được đưa vào luật chơi chung.

Thực ra, phạt góc dạng sơ khai được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1867 tại Sheffield thuộc nước Anh và còn được chính thức được thông qua bởi Liên đoàn bóng đá nước này vào năm 1872. Sau này FIFA đã thay đổi rất và ngày nay nó nằm trong điều thứ 17, tức Law 17 the corner kick.

Một số cầu thủ có khả năng thực hiện đá phạt góc giỏi là David Beckham, Andrea Pirlo hay Ronaldinho. Còn ở Việt Nam thì chúng ta có thể nghĩ ngay đến Xuân Trường, Công Phượng, Hùng Dũng hoặc Quang Hải.

2. Luật trình tự các bước đá phạt góc

luat da phat goc 04 jpg

Vị trí của bóng đương nhiên phải nằm trên vạch vôi

Trọng tài chính sẽ thông báo có quả phạt góc xảy ra bằng cách chỉ tay vào cờ góc. Trong một số trường hợp trọng tài biên cũng sẽ dùng cờ của mình để chỉ điểm. Ngoài ra, các trận đấu có trọng tài khung thành thì họ sẽ đảm nhận phần việc này.

Đầu tiên, quả bóng phải được đặt trong phạm vi vòng cung góc gần với vị trí khi bóng vượt ra khỏi đường biên ngang nhất. Nói cách khác bóng phải được đặt ở khu vực góc gần nhất với điểm bóng đi qua vạch cầu môn.

Cụ thể thì để đá phạt bóng phải đứng yên và nằm trên mặt đất trong khu vực góc được tạo bởi một phần tư vòng tròn có bán kính một thước Anh 1 mét tính từ cột cờ góc bên trong sân thi đấu.

Một điểm quan trọng khác là không được phép di chuyển cột cờ góc. Khi đội tấn công chuẩn bị tiến hành quả phạt góc, các cầu thủ đối phương phải đứng cách vòng cung góc sân ít nhất 9,15m cho đến khi bóng được đá đi.

Bóng chỉ được coi là trong cuộc khi đã di chuyển. Cầu thủ đá phạt góc không được phép chạm bóng lần thứ 2 trước khi nó chạm vào một cầu thủ khác. Như vậy nhìn chung luật thực hiện nó cũng tương tự so với với quả đá trực tiếp.

Lưu ý, cầu thủ chỉ được đá phạt góc khi đã nghe hiệu lệnh còi của trọng tài. Các trường hợp câu giờ khi thực hiện phạt góc sẽ nhận cảnh cáo hay thẻ phạt tùy vào mức độ vi phạm.

Ngoài ra, việc đá phạt góc theo kiểu nào cũng sẽ không bị ràng buộc. Thông thường cầu thủ sẽ treo bóng vào bên trong vòng cấm, đôi khi họ có thể sút thẳng vào khung thành. Nếu không thích có thể chuyền ngắn cho cầu thủ khác, chuyền về sân nhà hay thậm chí phá bóng hủy phạt góc.

3. Luật phạm lỗi khi thực hiện đá phạt góc

luat da phat goc 01 jpg

Bên đội phòng ngự không được áp sát cầu thủ thực hiện

Theo được biết khi đá phạt góc, nếu cầu thủ thực hiện chạm bóng lần 2 trước khi bóng tiếp xúc với bất kỳ cầu thủ đối phương nào, họ sẽ bị trọng tài thổi còi. Trong trường hợp này, đội bên kia sẽ được hưởng một quả phạt gián tiếp, được thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi.

Sau khi bóng đã được đưa vào cuộc, cầu thủ đá phạt góc cố ý sử dụng tay để chơi bóng trước khi bóng tiếp xúc với cầu thủ khác, điều này cũng được xem là một lỗi. Trường hợp này, đội đối phương sẽ được hưởng một quả phạt trực tiếp và nó cũng được thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi.

Nếu thủ môn đá phạt góc mà chạm bóng lần hai không phải bằng tay trước khi bóng tiếp xúc với bất kỳ cầu thủ khác, đội đối phương sẽ được hưởng một quả phạt gián tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi.

Trong trường hợp sau khi thực hiện quả đá phạt góc, bóng chưa tiếp xúc với bất kỳ cầu thủ nào khác mà thủ môn cố ý sử dụng tay để chạm bóng, trọng tài cũng sẽ xem đó là một lỗi. Căn cứ vào vị trí xảy ra lỗi để áp đặt hình phạt tương ứng.

Nếu lỗi xảy ra ngoài khu phạt đền của thủ môn, đội đối phương sẽ được hưởng một quả phạt trực tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi. Trong khi đó, nếu lỗi xảy ra trong khu phạt đền của thủ môn, đội đối phương sẽ được hưởng một quả phạt gián tiếp, cũng được thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi.

Như vậy, cầu thủ thực hiện đá phạt góc có thể là bất kỳ nhân vật nào trên sân, kể cả thủ môn. Lưu ý dù là ai thì cũng không chạm bóng lần 2 hay dùng tay để điều khiển bóng.

4. Một số luật đá phạt góc khác

luat da phat goc 02 jpg

Đá phạt góc có thể chia làm nhiều dạng khác nhau

Nếu cầu thủ thực hiện phạt góc khi chưa có hiệu lệnh còi của trọng tài, quả đá sẽ được thực hiện lại. Vi phạm điều này nhiều lần sẽ bị cảnh cáo, thậm chí là nhận thẻ phạt. Khi cầu thủ đối phương đứng quá gần vị trí đá phạt góc, cụ thể là dưới 5m thì họ sẽ bị nhắc nhở.

Cầu thủ đá phạt góc có thể đứng trong sân hoặc bên ngoài sân tùy thích để thực hiện. Lưu ý, bóng phải được đặt đúng trên vạch cung góc, không được đặt ra ngoài sân.

Nếu cú sút từ quả đá phạt góc bị chặn lại bởi các tác nhân bên ngoài như động vật, người hâm mộ thì nó sẽ được thực hiện lại. Chẳng hạn như 1 người sút phạt góc dạng bổng nhưng va trúng chim chóc thì có thể được làm lại.

Ngoài ra, nếu đá phạt góc mà bóng bị bể, nổ trong quá trình thực hiện thì trận đấu sẽ tạm hoãn. Sau khi đổi bóng xong, trọng tài sẽ cho cầu thủ đá phạt góc lại. Một trường hợp khác ít xảy ra là gió đưa bóng đi ra khỏi cung phạt góc trước khi đá, thì nó cũng sẽ được thực hiện lại.

Khi xem bóng đá tại , một số bạn có thể thấy cầu thủ sẽ đá phạt góc theo phương pháp kỳ lạ như đá thẳng vào khung thành hay chuyền ngược về. Điều này hoàn toàn được cho phép nếu nó tuân thủ được những quy định chung của luật 17 FIFA.

Hy vọng, sau bài viết trên các bạn đã hiểu được toàn bộ luật đá phạt góc như thế nào. Lưu ý rằng những điều khoản này chỉ áp dụng cho sân thi đấu 11 người, còn sân 5 hay sân 7 thì hoàn toàn khác.

Bài liên quan